Báo chí giờ lạ quá!


Tui chưa từng làm phóng viên bao giờ nhưng may mắn là được dạy một tí xíu về việc viết một bài báo cũng như viết thông cáo báo chí thế nào cho đúng. Mấy nay đọc báo thấy nhiều cái buồn cười (vừa cười vừa buồn), chả biết giải bày cùng ai, thôi thì lảm nhảm trong cái blog cá nhân này vậy.

  1. Thông cáo báo chí:
    Thông cáo báo chí (press release) là thông tin mà người làm PR gửi cho phóng viên, kèm các thông tin khác trong bộ thông tin đi kèm thông cáo báo chí (press kit). Theo đó, phóng viên sẽ dựa vào các tư liêu này để chắt lọc ra thông tin hay nhất, phù hợp với báo của mình và viết lại rồi cho xuất bản.
    Tuy nhiên, tui lại muốn bật khóc thì đọc được bài “Ngô Thanh Vân bật khóc khi thông báo chính thức phim “Tấm Cám” không được chiếu ở cụm rạp CGV!
    Lý do bật khóc chung với Ngô Thanh Vân:
    – Phóng viên Kênh14 lười biếng đến nỗi chụp lại nguyên cái thông cáo báo chí để đưa lên bài viết. Không thèm viết hoặc cắt gọt lại. Quá sức tưởng tượng!
    (Thật ra, tại thời điểm tui đọc bài này, phóng viên còn bị mắc ít nhất 3 lỗi chính tả trong bài. Không rõ là tin “hot” quá, phải làm ngay nên phóng viên lẫn biên tập không kịp đọc lại hay sao ?!?)
    – Người làm PR cho bộ phim đã viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ hơn là cung cấp thông tin báo chí.
    – Một bài báo đọc vô mà cả người làm PR lẫn kênh truyền thông đưa tin đều làm sai, tui cũng không biết nên có phản ứng như thế nào 😀
  2. Tiêu đề bài báo:
    Bài báo cần có tiêu đề ngắn gọn, súc tích, gây ấn tượng và thu hút người đọc coi nội dung. Nhưng đọc cái tiêu đề này, tui thiệt hết sức chịu đựng: “Một hãng hàng không Nhật vừa vào VN cạnh tranh trực tiếp với Vietjet Air, tuyên bố giá tốt, đúng giờ và chất lượng chuẩn Nhật.”
    Tiêu đề này dài bằng cái chapeau của người ta luôn. Còn cái chapeau trong bài “Vanilla Air, hãng hàng không Nhật Bản, đã đến Việt Nam và muốn cạnh tranh với Vietjet Air.” có thể được cắt bớt chỉ một vài chữ để làm tiêu đề. Không biết phóng viên/ biên tập lúc chỉnh sửa có bị lộn gì không.
  3. Nội dung khác trong bài báo:
    Ngoài ra, khi đọc báo, tui còn phát hiện ra nhiều lỗi cơ bản (tui chỉ biết soi lỗi cơ bản, tại tui chỉ biết mấy cái cơ bản, hahaha…). Ví dụ như: trong bài viết ghi Anh-Việt lẫn lộn hay những con số nhỏ hơn mười nên ghi bằng chữ chứ không phải bằng số …
    Haiz… nhắc đến Anh – Việt lẫn lộn, tui phải nhắc đến truyền hình mới đúng. Hiện nay mấy chương trình game show trên truyền hình nói chuyện lung tung cả lên, từ người dẫn chương trình, thí sinh, đến giám khảo đều nói Anh – Việt lẫn lộn, nghe là ngứa lỗ tai, gãi hoài không hết.
    Phổ biến hơn cả, và đã kéo dài 2-3 năm nay chính là đọc một bài báo mà tui chỉ thấy hình không là hình, chữ và thông tin chả được bao nhiêu. Chưa kể hình được cắt từ Facebook hay chôm đâu đó, thêm vài chữ nhận xét bên dưới, thế là hoàn thành 1 bài viết :D. Bộ bây giờ làm phóng viên dễ vậy đó hả???

{tạm dừng bài viết ở đây, mai mốt thấy gì tiếp, tui sẽ cập nhật thêm, hehehe…}


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *