Rồi sau đó … – Guillaume Musso


re1bb93i-sau-c491c3b3

Đọc được 2 cuốn của Guillaume Musso là “Hẹn em ngày đó” và “Rồi sau đó …“. Tiết tấu của “Rồi sau đó...” cũng giống cuốn kia, hơi chậm lúc đầu, nhưng càng về sau càng nhanh, buộc mình phải lật trang liên tục và không nỡ đi ngủ. Nhanh đến nỗi, khi đã xem đến trang cuối thì ngỡ ngàng… “thế là xong rồi sao ??? “, mặc dù “Rồi sau đó… ” đã ôm được mấy tháng trời >”<.

Kết thúc truyện bất ngờ, luôn là như vậy!

Kết thúc của truyện thường làm mình “choáng váng” và tự hỏi “có thể thế à? “. 1 cuốn là 30 năm chờ đợi để người mình yêu được tồn tại và gặp lại người ấy. 1 cuốn là hơn 20 năm sống để nhận ra lý do mình vì sao mình chọn được sống chứ không phải từ giã cõi đời từ năm lên 8.

Chuyện tình trong truyện của Musso có vẻ quá thiêng liêng, quá cao đẹp, theo kiểu như họ chính là một nửa thất lạc của nhau, không sai vào đâu được. Và họ sống hết mình vì người kia, có thể có mâu thuẫn, có thể có trắc trở, nhưng đâu đó bên trong họ, họ biết rằng, không ai có thể thay thế vị trí của người còn lại. Biến cố xảy ra, chỉ là bản thân đang cố kềm nén và chờ đợi cho một lý do hợp lý xuất hiện để tha thứ và trở lại với nhau. Điều này làm mình nhớ đến câu “If you love something, set it free. If it comes back, it’s yours. If it does not come back, it was never meant to be.”

Đọc truyện để nhận ra 1 triết lý hầu hết mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng làm được. Con người thường đợi đến khi biết mình không còn sống bao lâu mới hối tiếc về những chuyện mình đã bỏ lỡ, mới dám nói lên những gì mình nghĩ, mới dám thổ lộ những tâm tư và uẩn khúc trong lòng. Sự “vỡ lẽ” sau đó càng làm cho ta dằng dặc “phải chi hồi ấy ...”. Nếu ai ai cũng sẵn sàng nói lên điều mình suy nghĩ và cảm nhận thì tiếng Việt đâu còn “phải chi“, cũng như tiếng Anh đâu còn “what if“…

Tâm lý “chết là hết, không còn gì để mất” chỉ đến khi người ta thật sự biết mình không còn trên cõi đời này được bao lâu. Tại sao vậy nhỉ? Sợ đối mặt với những diễn biến sau đó à? Chết thì không phải đối mặt, đúng không? Kì lạ! À, mà không, “” thôi, chứ không hề “lạ” chút nào!


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *