Cơm hộp


Hôm nay là ngày đầu tiên của một sự việc. Gửi đi 11 tin nhắn để chúc các em có một khởi đầu thật sôi nổi và thật nhiều tranh cãi ^^

Nhắc đến việc này làm mình nhớ đến một nét “văn hoá” riêng của bản thân và đám bạn mà bản thân rất thích “Cơm hộp”. Thường thì mỗi khi ăn như vậy, tr đều ăn với mấy đứa bạn thân lúc ôn thi hoặc ăn với pà kon BĐH trước khi vào họp nên thấy khá thân thiện và giống bữa ăn gia đình nhất so với đi ra ngoài tiệm ăn. Đi ra tiệm thì pà kon vừa muốn mát mẻ (thích tiệm có máy lạnh), ăn ngon, cơm rẻ (max là khoảng 20k tuỳ tình hình tài chính) và khoảng 2-3h chiều vẫn còn cơm trưa >”< … nhưng “đời không như là mơ”, hok phải muốn là được nên giải pháp mua cơm hộp ăn có vẻ được ưu ái nhất.

Đi làm hay đi học (đại học) thì “cơm hộp” chả còn lạ lẫm với mọi người nữa. Cơm đựng trong hộp thì là gọi cơm hộp. Hộp cơm trắng, cái muỗng cũng trắng nốt. Gọi là “Cơm hộp F1” nhé!

Dùng cơm hộp F1, hên thì gặp nơi cho cái muỗng nhựa cưng cứng một chút, dễ cầm, dễ múc. Không hên thì cái muỗng nhựa đó mỏng te, yếu xìu, xắng cục cơm cũng đủ làm cái muỗng cong quèo xuống, hay múc miếng đồ ăn hơi to, hơi “nặng” một tí là khả năng miếng đồ ăn đó rớt xuống cái “bụp” trong ánh mắt tiếc nuối của chủ nhân là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trường hợp ghé đại 1 quán cơm bình dân lạ lẫm trên đường, hên thì gặp nơi bán cơm ngon, nhiều đồ ăn, rẻ và được bạn bè trầm trồ ngưỡng mộ; không hên thì cơm vừa mắc vừa dở và làm bản thân nhớ mãi để không ghé lại thêm lần thứ 2.

Chuyện này sẽ cứ thế tiếp diễn nếu chúng ta không chịu tự nghĩ ra một hình thức khác để rủi ro khi mua cơm ở ngoài được hạn chế xuống thấp nhất có thể. Thế là “Cơm hộp F2” ra đời. Cái ngày mà mọi người hứng thú với “Cơm hộp F2” là cái ngày bà con cùng nhau lùng sục chợ, siêu thị để kiếm cho mình một hộp cơm nhựa xinh xắn. Chi phí ban đầu để mua một hộp cơm này so với cái hộp cơm dùng cho F1 chắc chắn là cao hơn nhưng tính về lâu dài thì chi phí sử dụng thấp hơn rất nhiều. Cơm là cơm nhà mình, tự nấu tự ăn nên rủi ro về độ ngon/ dở cũng giảm (ngon là ngon hoài, dở là dở luôn nhưng được cái đỡ bị hụt hẫng so với việc hôm nay được ăn ngon, hôm sau thì chả ngon là mấy).

Nếu chất lượng nhà nấu = bên ngoài thì sure là chi phí nhà nấu rẻ hơn. Nếu chi phi nhà nấu = bên ngoài thì sure là chất lượng nhà nấu cao hơn. Rủi ro thấp, tỉ suất sinh lời cao, tốt quá rùi còn gì ^^.

Ăn cơm thì thường là ăn cùng bạn bè, đồng đội. Vừa ăn vừa khoe tài nghệ của mình cũng thú vị chứ bộ. Nấu ngon thì nghe khen sướng lỗ nhĩ mà tiếp tục phát huy. Nấu dở thì được nghe chê nhục cái mặt mà rút kinh nghiệm .

Tuy nhiên, bàn tay còn có mặt trắng mặt đen, huống chi việc “ăn cơm” này :D. Để chuẩn bị cơm mang theo thì phải dậy sớm, đối với người lười biếng như bạn Tr thì việc này đúng là cực hình (mặc dù tr chưa phải dậy sớm để chuẩn bị ). Đến trưa ăn thì cơm đã nguội chứ không được nóng sốt nữa. Nghe đồn ,vài công ty có cung cấp microwave oven, mình có thể hâm lại khi đến giờ trưa, còn sinh viên thì không có nên thôi, ráng chịu ăn đồ nguội tí cũng chả sao, sinh viên mà ^^! Mặc dù vậy, đối với mấy cái khó khăn trên, ta vẫn có thể khắc phục bằng cách sắp xếp lại thời gian ngủ và thức 1 tí, thức ăn thì được chuẩn bị sẵn từ tối để sáng chỉ cần bắt tay vào làm, chọn đồ ăn ít dầu mỡ, những món có thể ăn nguội được như thịt đông + cải chua, mắm thái thịt luộc, đồ chay …(à, mới nghĩ ra có mấy món đó thôi, để “…” để mọi người tự điền thêm vào ).

Nghe đồn vài chỗ làm có thể hạn chế việc nhân viên đem cơm theo, nhưng khi đã đi làm, túi tiền chắc cũng khá hơn, không phải chắt bóp như sinh viên, đi ăn cũng phải tính đủ đường như vậy nhỉ ^^ ?!?


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *