“Bi, đừng sợ” – Phan Đăng Di


Bài viết là cảm nhận riêng khi đi coi phim về. Chẳng dám tự nhận mình là người am hiểu nghệ thuật và có khả năng cảm thụ nghệ thuật, nhưng thật sự khá bực mình vì những lời comment “thấy ghê” khi có cảnh nuy và những tiếng cười hô hố lúc cuối phim. Rất khó chịu vì thái độ không tôn trọng như vậy, so annoying.

Bài viết rất dễ bị cho là spoil, nên chỉ định những ai coi rồi hãy đọc và góp ý kiến 🙂

Theo suy đoán (có căn cứ – dựa vào những bài phỏng vấn Phan Đăng Di trước lúc phim phát hành) thì “Bi, đừng sợ” khi ra rạp VN đã bị cắt khá nhiều, và không ít những đoạn bị cắt là những thước phim tâm đắc của đạo diễn. Thôi thì không coi được original, mình chỉ ghi ra những gì mình được xem vậy 🙂

Bị tựa đề phim làm thắc mắc và phải link với rất nhiều tình tiết trong phim để hiểu – “Bi, đừng sợ”, Bi sợ cái gì nhỉ? Trong phim thấy đôi lúc Bi sợ thật đấy, nhưng vẫn còn đẹp và tươi sáng lắm. Phía sau những con người và sự việc Bi gặp còn chất chứa những nỗi sợ và mặt trái dữ dội hơn. Ví như cảnh Bi thấy ông chủ xưởng nước đá bự con, mình đầy hình xăm, mặt mày dữ tợn đang tắm rửa ở gác trên nên sợ; nhưng phía sau đó còn là nỗi sợ của một cậu thanh niên trai tráng, trần truồng, ngồi co ro và thầm khóc trong góc tối của cùng căn gác.

90′ phim là trích đoạn của những cuộc đời khác nhau sống cùng chung một mái nhà. Ai ai cũng có những vấn đề và nỗi niềm riêng. Phim không phải là một bài văn có mở bài, thân bài, kết luận, đây chỉ đơn giản là 1 giai đoạn của cuộc sống, nơi người xem có dịp tìm hiểu về những con người đó mà thôi.

Nhân vật Bi là con nít nên trong sáng và ngây thơ. Bi nhìn mọi sự vật sự việc như đúng những gì nó thể hiện ra bên ngoài. Câu bé đóng vai Bi quá tốt, lời thoại, cử chỉ, cách đi dứng, cách ăn uống, cách phản ứng với những điều hay ho và những điều đe doạ mình … đều rất tự nhiên và trơn tru. Bi là nhân vật dẫn truyện, giới thiệu ta đến với các nhân vật, còn việc khám phá những gì đằng sau lại là một câu chuyện khác.

bioidungso

Nói về mẹ của Bi, một người đàn bà cam chịu. Đây là mẫu phụ nữ truyền thống, thờ phụng cha chồng và chẳng dám lớn tiếng với chồng. Tr thấy đáng thương cho mẹ của Bi. Với cha chồng thì khép nép, cung phụng; với chồng thì phải luôn chừa phần cơm dù là chồng đi nhậu suốt, mà chồng cũng chả buồn nghe điện thoại khi vợ gọi. Là một người vợ, muốn làm tình với chồng mình là lẽ đương nhiên. Nhưng người chồng đã nguội lạnh thì dù cô có chủ động và quyết liệt thế nào, ông cũng không “cảm xúc”. Rồi thì cũng có lúc 2 vợ chồng làm tình, nhưng đơn giản chỉ là thoả mãn dục vọng của người chồng, không một chút tình cảm. Ông có ham muốn với cô gái gội đầu mát-xa nhưng không được đáp ứng, và thế là … quay về với vợ như một lựa chọn back-up, một sự lựa chọn cuối cùng vì không còn sự lựa chọn nào khác. Vậy có quá đáng thương cho người vợ hay không?

Thuý, dì của Bi. Một người phụ nữ tự nhận mình là “gái già”. Một cử chỉ đẹp của người trai trẻ ở xe buýt cũng đủ làm cô xao xuyến và chú ý, giống như một làn nước chảy qua vùng đất khô cằn trong cô vậy. Cảnh Thuý ngồi ngay bến xe chờ đợi và chuyển cảnh sang cậu học trò nuy nhảy xuống hồ bơi bị người xem kêu là “thấy ghê”. Nhưng mà có gì đâu thấy ghê? Là con người, tức là có cả con và người. Phần con đôi khi hơi trần tục nhưng thành thật mà nói, nếu đó là những gì cô nghĩ trong đầu thì có gì sai, dù sao cô cũng đã quá lứa lỡ thì và cô cũng là con người? Có sai chăng thì đó là học trò của cô, cô chỉ dám lén nhìn từ tầng trên xuống sân trường, lén nhìn từ bụi cỏ lau sang sân cỏ và lén có suy nghĩ trần tục. Nói cô có chemistry với cậu học trò, chẳng có gì là không đúng cả. Nhưng phải thực tế… cô phải chọn người có tuổi và địa tương xứng với mình, dù đi chung chưa hẳn cô có được cảm xúc mạnh mẽ như vậy. Suy cho cùng, người con gái nào cũng mong muốn tìm cho mình 1 người đàn ông sẽ mang lại cho họ cảm giác đặc biệt, cảm giác được chở che, an toàn, 1 người nào đó để họ dựa dẫm hay đơn giản chỉ là sẽ luôn ở bên cạnh họ. Có chăng, đôi khi những điều đó không xuất phát từ cùng 1 người đàn ông mà thôi.

Nói về ông nội của Bi, ông làm gì? Tại sao ông lại đi xa?… không biết và có lẽ không cần biết. Chỉ biết là hồi còn trẻ (và cho đến lúc ông mắc bệnh phải quay về), ông rất hay đi, thích là đi, có khi ông đi cả chục năm trời mới về, mà cũng chẳng ai biết đi đâu. Ông đi nhiều, đi lâu, đến tận Châu Mỹ, tận vùng đất có lá phong và mang về những cuốn sách đầy tiếng nước ngoài. Liệu cuộc sống như vậy có đủ làm tình cha con thắm thiết và đậm đà? Chỉ vậy thôi cũng đủ hiểu ở đây không có sự gắn bó giữa ông nội và bố của Bi; cũng đủ hiểu phải có chuyện gì mà 2 cha con lại lạnh lùng và xa cách đến vậy. Ừ thì cũng có lúc bố của Bi ghé phòng ông, ngó vào, nhưng chỉ đến vậy, chẳng buồn quan tâm khi thấy ông đau, chẳng lo lắng khi không thấy ông trên giường vào giữa đêm và cũng không màn ở nhà cúng cơm khi ông vừa mất. Phim bắt đầu khi ông nội Bi về nhà và kết thúc khi ông mất. Ông vào nhà giống như chìa khoá tra vào cửa vậy, những bí mật của từng thành viên trong gia đình dần dần mở ra trong khoảng thời gian này. Sự xuất hiện của ông góp phần tô đậm hơn từng nét tính cách của các thành viên (tính cách cam chịu của người vợ, sự vô tâm của người bố, sự hồn nhiên của Bi …) và cũng góp phần đẩy lên được những gút thắt trong câu chuyện.

Tr không nói nhiều về bố của Bi, vì hình ảnh bố của Bi cũng đã xuất hiện và tác động đến những nhân vật mà Tr đã nói ở trên. Đó là một người đàn ông, thuần đàn ông. Họ có cơm và thèm phở. Họ chỉ làm theo ý thích của mình mà chẳng quan tâm đến người khác. Gia đình đối với người đàn ông này luôn ở đó, nằm đó, chẳng thể chạy đi đâu nên ông cũng chả cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng. Nghe buồn quá chăng?

Đây là một gia đình nhìn bên ngoài có vẻ ổn, nhưng rạn nứt khắp nơi. Rạn nứt trong mối quan hệ giữa những người trong gia đình và cả rạn nứt trong tâm hồn của mỗi cá nhân.

Như đã nói từ đầu, “Bi, đừng sợ” không phải kiểu phim có cao trào và có nút thắt, rồi mở nút thắt đấy. Đây chỉ đơn giản là một phần trong câu chuyện đời, ta coi chỉ để cảm và đừng mong chờ vào cái gọi là ending. Bởi vì ở đây không có kết thúc, nhân vật trong phim vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình …

Ngoài ra, theo cảm nhận của bản thân, một phần nội dung phim bị phản ánh là khó hiểu bởi vì nó quá “thẳng thắn và trần trụi” về những suy nghĩ bên trong mỗi con người. Đó là những nỗi sợ, những khao khát từ  sâu trong tâm khảm của họ. Chỉ là họ có chịu nhìn nhận rằng mình từng có thứ cảm xúc đó hay không mà thôi. Hoặc họ đã chôn giấu/ che giấu nó quá kĩ rồi, nên cứ coi như là mình không biết gì hết. Bởi vì có đối mặt với những thức cảm xúc đó, chắc chắn bạn sẽ hiểu.

Còn 1 hình ảnh xuyên suốt phim là những khối nước đá, tuy nhiên mọi người có thể đọc được các bài cảm nhận về hình ảnh này ở các website khác, Tr nghĩ mình viết không được như vậy đâu 🙂


3 responses to ““Bi, đừng sợ” – Phan Đăng Di”

  1. Hi bạn, bài viết của bạn khá hay, mình thật thích cách phân tích của bạn về bộ phim. Nhưng hình như chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, diễn tả tâm lí của các nhân vật 1 cách qua loa, chỉ diễn tả đuợc bề nổi (những cái gì chiếu trên màn ảnh. Không biết bạn đã coi Brokeback Mountain chưa? Bi, đừng sợ và BM có những đíểm khá giống nhau. Vd: phim thể hiện được những cảnh đẹp thiên nhiên,… hay nó đề cặp đến những khao khát thầm kín về tình cảm, “tình dục” mà 1 con người thường ai cũng có (bất kể giới tính)… cũng như những vấn đề xảy ra xung quanh, khi người ta cố kìm nén hay thể hiện chúng. Tóm lại nó không dùng để rung cảm người xem, nhưng dùng để thể hiện 1 cách trần trụi những gì người ta thường né tránh. Không biết bạn có thấy mối quan hệ gì đó không mức bình thường giữa ông nội và má của Bi?
    P/S: Mình thật thích tất cả các cảnh quay về thiên nhiên trong phim. Việt Nam mình thật đẹp.!

  2. Hi Phi,

    Cám ơn bạn nhận xét nha. Tr thích đi coi phim nên cũng tập tành viết chút thôi. Tr cũng rất tâm đắc phần “Những khao khát thầm kín về tình cảm, “tình dục” mà 1 con người thường ai cũng có (bất kể giới tính)… cũng như những vấn đề xảy ra xung quanh, khi người ta cố kìm nén hay thể hiện chúng.”. Tr chỉ không biết cách thể hiện như thế nào qua câu chữ nên chỉ dám ghi bóng gió ở đoạn gần cuối bài viết.

    Thật ra tr mới coi bản chiếu ở rạp, và đã downnload bản full để coi lại rồi nhưng chưa mở ra nữa. Coi trong rạp bị cắt hết phần quan hệ giữa ông nội và má Bi. Hy vọng coi bản full sẽ hiểu thêm nhiều thứ.

    Vì viết 1 bài viết về phim đã bị cut quá nhiều, đến nỗi đạo diễn cũng không hài lòng, làm tr không dám ghi nhiều, sợ sinh ra hiểu sai về phim.

    Bạn có vẻ cũng thích xem phim nhỉ, vì ít thấy ai thích “Bi, đừng sợ” ?
    @Dai Phi

  3. Hi Trâm,
    Mình gửi bạn cái link coi online
    http://phimonline.info/xem-phim-18-bi-dung-so/m8896.html
    mình chỉ coi online, ko có coi ngoài rạp, ko biết phim bị cắt xén ntn. Nhưng nội dung phim thì đúng như Trâm đã đề cập, từ tuyến nhân vật cho đến kết cấu của bộ phim. Tóm lại, chờ nhận xét của Trâm, sau khi xem xong bản full. 🙂
    Về mình, cũng ko thường xem phim lắm, nên chỉ xem những phim nào mà bạn bè xung quanh đánh giá tốt (trừ 1 số thể loại phim). Và thích xem những bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học, để so sánh giữa tình tiết được thể hiện trên phim và trí tưởng tượng của mình như thế nào. Thông thừong thì vì lí do khách & chủ quan…, mình vẫn thấy ít phim thể hiện hết được cái chất của tác phẩm VH.
    Hy vọng qua blog của Trâm, sẽ có đuợc thêm 1 ngừoi bạn có thể gợi ý cho Phi những bộ phim đáng xem.:)
    Cám ơn trước vì điều đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *